Linh kiện điện tử Vietnic tổng hợp các thuật ngữ chuyên ngành điện
Không chỉ cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic mà tất cả mọi người đều biết rằng ngành điện là một trong những ngành then chốt trong nền kinh tế thời kỳ công nghiệp 4.0 như hiện nay. Khi tầm quan trọng của ngành điện được nâng lên, thuật ngữ chuyên ngành điện là điều mà không chỉ những ai học và làm bên điện mới quan tâm nữa mà đây là mối quan tâm của rất rất nhiều người hiện nay. Vì sao lại như thế? Và đâu là những thuật ngữ thường dùng trong ngành điện? Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Lý do linh kiện điện tử Vietnic có bài viết này?
(1) Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0
Như các bạn biết đấy, chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc cách mạng mà mọi thứ đều thông minh và được kết nối với nhau qua internet. Ngành điện có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và trong cuộc sống, điều này luôn đúng từ trước đến nay. Khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ thì sao? Khi đó ngành điện càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Cách mạng công nghiệp 4.0 và ngành điện
(2) Kiến thức về điện không còn là kiến thức của dân điện nữa mà là kiến thức của mọi người.
Trước đây chỉ có dân điện mới quan tâm đến các kiến thức về điện nhưng khi cách mạng công nghiệp 4.0, điện phát triển, mọi người đều quan tâm đến điện.
Tuy nhiên, đối với những người không làm trong ngành điện khi muốn đọc hoặc dịch một tài liệu chuyên ngành điện là rất khó.
(3) Nhiều người học ngành điện hay làm về điện nhưng vẫn còn chưa nắm hết các thuật ngữ quan trọng.
Muốn học tốt về điện và là một kỹ sư điện chuyên nghiệp, bạn phải nắm được những thuật ngữ quan trọng và thường dùng trong ngành điện. Tuy nhiên có rất nhiều bạn học ngành điện nhưng chưa nắm được những thuật ngữ liên quan dẫn đến lóng ngóng và khó khăn khi đi làm.
Chính vì những lý do trên, hôm nay linh kiện điện tử Vietnic sẽ chia sẻ một số thuật ngữ chuyên ngành điện cho quý độc giả tìm hiểu và tham khảo. Cho dù bạn là ai thì cũng nên đọc qua tài liệu này để dùng khi cần nhé!
Giải thích các từ ngữ và thuật ngữ thường dùng trong ngành điện
Giải thích các từ ngữ và thuật ngữ thường dùng trong ngành điện
1. Biến dòng điện \(CT\) là thiết bị biến đổi dòng điện, mở rộng phạm vi đo dòng điện và điện năng cho hệ thống đo đếm.
2. Biến điện áp \(VT\) là thiết bị biến đổi điện áp, mở rộng phạm vi đo điện áp và điện năng cho hệ thống đo đếm.
3. Bộ chuyển mạch điện áp là khóa chuyển mạch, mạch logic hoặc rơ le trung gian có chức năng lựa chọn điện áp.
4. Công tơ là thiết bị đo điện năng thực hiện tích phân công suất theo thời gian, lưu và hiển thị giá trị điện năng đo đếm được.
5. Công ty mua bán điện (Công ty MBĐ) là đơn vị có chức năng mua buôn điện duy nhất trong thị trường điện và bán buôn cho các Công ty điện lực.
6. Chu kỳ thanh toán là khoảng thời gian thanh toán tiền điện giữa các bên mua bán điện được quy định trong Quy định thị trường điện.
7. Điểm đấu nối là điểm nối trang thiết bị, Lưới điện và nhà máy điện của Đơn vị phát điện vào lưới điện truyền tải hoặc lưới điện phân phối.
8. Đơn vị quản lý số liệu đo đếm (Đơn vị quản lý SLĐĐ) là đơn vị cung cấp, lắp đặt, quản lý vận hành hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm điện năng phục vụ thị trường điện.
9. Đơn vị phát điện là đơn vị sở hữu, quản lý một hay nhiều nhà máy điện tham gia thị trường điện hoặc một hay nhiều nhà máy điện BOT.
10. Đơn vị quản lý lưới điện (Đơn vị QLLĐ) là đơn vị sở hữu, vận hành lưới truyền tải điện hoặc lưới phân phối điện.
11. Đơn vị kiểm toán số liệu đo đếm (Đơn vị kiểm toán SLĐĐ) là đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm toán quá trình thu thập và xử lý số liệu đo đếm của Đơn vị quản lý số liệu đo đếm.
12. Đơn vị quản lý số liệu đo đếm (Đơn vị quản lý SLĐĐ) là đơn vị cung cấp, lắp đặt, quản lý vận hành hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm điện năng phục vụ thị trường điện.
13. Đơn vị quản lý vận hành hệ thống đo đếm (Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ) là đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành hệ thống đo đếm nằm trong phạm vi quản lý của mình.
Đơn vị quản lý vận hành HTĐĐ có thể là nhà máy điện hoặc Đơn vị quản lý lưới điện.
14. Đơn vị thí nghiệm, kiểm định (đơn vị TNKĐ) là đơn vị có chức năng thí nghiệm, kiểm định, hiệu chỉnh thiết bị, hệ thống đo đếm và cài đặt chương trình, mật khẩu công tơ.
15. Hàng kẹp là thiết bị mà trên đó có các vị trí được sử dụng để đấu nối mạch điện đo đếm.
16. Hệ thống đo đếm là hệ thống bao gồm các thiết bị đo đếm và mạch điện được tích hợp để đo đếm và xác định lượng điện năng truyền tải qua một vị trí đo đếm.
17. Hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ số liệu đo đếm là tập hợp các thiết bị phần cứng, đường truyền thông tin và các chương trình phần mềm thực hiện chức năng thu thập, truyền, xử lý, lưu trữ số liệu đo đếm điện năng phục vụ mua bán, thanh toán trong thị trường điện.
18. Hộp đấu dây là vị trí đấu dây của công tơ, máy biến dòng điện, máy biến áp và có nắp đậy để đảm bảo việc niêm phong kẹp chì.
19. Mạch đo là hệ thống mạch điện liên kết các thiết bị đo đếm để thực hiện chức năng đo đếm điện năng.
20. Mật khẩu mức “Cài đặt” là mức mật khẩu cho phép truy nhập công tơ để cài đặt, thay đổi các thông số và chương trình làm việc của công tơ.
21. Mật khẩu mức “Chỉ đọc” là mức mật khẩu cho phép truy nhập công tơ để đọc số liệu nhưng không cho phép thay đổi các thông số cài đặt và chương trình làm việc của công tơ.
22. Mật khẩu mức “Đồng bộ thời gian” là mức mật khẩu cho phép truy nhập công tơ để đọc số liệu và đồng bộ thời gian của công tơ. Mật khẩu mức này không cho phép cài đặt, thay đổi các thông số và chương trình làm việc của công tơ.
23. Nhà máy điện BOT là nhà máy điện được đầu tư theo hình thức Xây dựng → Kinh doanh → Chuyển giao.
24. Quản lý vận hành hệ thống đo đếm điện năng, thu thập và xử lý số liệu là các hoạt động liên quan đến lắp đặt, kiểm định, lập trình, cài đặt, bảo mật, nghiệm thu, vận hành, xử lý sự cố, thay thế, loại bỏ hệ thống đo đếm, thu thập và xử lý số liệu đo đếm điện năng.
25. Quy định thị trường điện là quy định vận hành thị trường điện trong Thị trường phát điện cạnh tranh.
26. Số liệu đo đếm là sản lượng điện năng đo được bởi công tơ, sản lượng điện năng tính toán hoặc sản lượng điện năng dựa trên việc ước tính số liệu đo đếm phục vụ thanh toán trong thị trường điện.
27. Thành viên tham gia thị trường điện là các đơn vị tham gia thị trường phát điện cạnh tranh được quy định trong Quy định thị trường điện.
28. Thị trường điện là Thị trường phát điện cạnh tranh được hình thành và phát triển theo quy định tại Điều 18 Luật Điện lực.
29. Thiết bị đo đếm là các thiết bị bao gồm công tơ, máy biến dòng điện, máy biến điện áp và các thiết bị phụ trợ phục vụ đo đếm điện năng.
Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng đồng hồ vạn năng điện tử
30. Thông tin đo đếm là các thông tin về các thiết bị, hệ thống đo đếm và vị trí đo đếm bao gồm đặc tính, các thông số kỹ thuật và các thông tin liên quan đến quản lý, vận hành.
31. Tiêu chuẩn IEC là tiêu chuẩn về kỹ thuật điện do Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế ban hành.
32. Trang Web chính thức của thị trường điện là trang thông tin điện tử chính thức của Thị trường phát điện cạnh tranh.
33. Vị trí đo đếm là vị trí vật lý trên mạch điện nhất thứ, tại đó điện năng mua bán được đo đếm và xác định.
Các từ ngữ viết tắt thường dùng trong ngành điện
Các cụm từ viết tắt trong ngành điện - linh kiện điện tử Vietnic
1. FM: Frequency Modulation : Biến điệu tần số.
2. AC : Alterating Current : Dòng điện xoay chiều.
3. DC : Direct Current : Dòng điện một chiều.
4. FCO: Fuse Cut Out : Cầu chì tự rơi
5. LBFOC : Load Breaker Fuse Cut Out : Cầu chì tự rơi có cắt tải
6. CB : Circuit Breaker : Máy cắt.
7. ACB : Air Circuit Breaker : Máy cắt bằng không khí
8. MCCB : Moulded Case Circuit Breaker : Máy cắt khối có dòng cắt > 100A
9. MCB : Miniature Circuit Breaker : Bộ ngắt mạch loại nhỏ
10. VCB : Vacuum Circuit Breaker : Máy cắt chân không.
11. RCD : Residual Current Device : Thiết bị chống dòng điện dư.
12. DF : Distortion Factor : hệ số méo dạng
13. THD : Total Harmonic Distortion : độ méo dạng tổng do sóng hài
14. BJT : Bipolar Junction Transistor : Tranzito lưỡng cực nối. Đây là một linh kiện điện tử vô cùng quan trọng và có nhiều ứng dụng trong kỹ thuật điện tử.
Có thể bạn quan tâm: Transistor là gì? Có bao nhiêu loại transistor?
15. MOSFET: metal-oxide-Semiconductor Field Effect transistor : transistor hiệu ứng trường Oxit Kim loại
16. FET : field effect transistor là transistor hiệu ứng trường
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về Transistor trường FETs
17. reference input : tín hiệu vào , tín hiệu chuẩn
18. controlled output : tín hiệu ra
19. SISO : single input single output : hệ thống 1 ngõ vào 1 ngõ ra
20. MIMO : multi input multi output : hệ thống nhiều ngõ vào , nhiều ngõ ra
Thuật ngữ chuyên ngành điện
Những thuật ngữ dân điện phải biết - linh kiện điện tử Vietnic
Để các bạn dễ theo dõi và tra cứu khi cần thiết, cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic sẽ tổng hợp các thuật ngữ này theo bảng chữ cái như sau:
A-
Auxiliary insulation : Cách điện phụ
Available capacity of a it (of a power station) : Công suất sẵn sàng của một tổ máy (hoặc một nhà máy điện)
B-
Balanced state of a polyphase network : Trạng thái cân bằng của lưới điện nhiều pha
Balancing of a distribution network : Sự cân bằng của lưới phân phối
C-
Cold start-up thermal generating set : Khởi động lạnh tổ máy nhiệt điện
Conditional stability of a power system : Ổn định có điều kiện của hệ thống điện
Connection point : Điểm đấu nối
Có thể bạn quan tâm: Sửa chữa điện tử công nghiệp tại Đà Nẵng
D-
Distribution of electricity : Phân phối điện
Double insulation : Cách điện kép
E-
Economic loading schedule : Phân phối kinh tế phụ tải
External insulation : Cách điện ngoài
Extremely High Voltage (EHV) : Siêu cao thế
G-
Generation mix forecast : Dự báo cấu trúc phát điện
H-
High Voltage (HV) : Cao thế
Highest (lowest) voltage of a system : Điện áp cao nhất (hoặc thấp nhất) của hệ thống
Highest voltage for equipment : Điện áp cao nhất đối với thiết bị
Hot start-up thermal generating set : Khởi động nóng tổ máy nhiệt điện
I-
Insulation co-ordination : Phối hợp cách điện
Insulation level : Cấp cách điện
Interconnection of power systems : Liên kết hệ thống điện
Internal insulation : Cách điện trong
L-
Line voltage drop : Độ sụt điện áp đường dây
Load forecast : Dự báo phụ tải
Load stability : Độ ổn định của tải
Low Voltage (LV) : Hạ thế
Có thể bạn quan tâm: cửa hàng bán linh kiện điện tử Liên chiểu Đà Nẵng
M-
Main insulation : Cách điện chính
Management forecast of a system : Dự báo quản lý hệ thống điện
Medium Voltage (MV) : Trung thế
Minimum insulation clearance : Khoảng trống cách điện tối thiểu
Minimum working distance : Khoảng cách làm việc tối thiểu
N-
National load dispatch center : Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia
Nominal voltage of a system : Điện áp định danh của hệ thống điện
Non-self-restoring insulation : Cách điện không tự phục hồi
O-
Operating voltage in a system: Điện áp vận hành hệ thống điện
Operation regulation : Tiêu chuẩn vận hành
Overload capacity : Khả năng quá tải
Overvoltage (in a system) : Quá điện áp (trong hệ thống)
P-
Power system planning : Quy hoạch hệ thống điện
Power system stability : Độ ổn định của hệ thống điện
Có thể bạn quan tâm: Địa điểm cung cấp LED quảng cáo tại Đà Nẵng
R-
Rated value : Giá trị định mức
Reinforcement of a system : Tăng cường hệ thống điện
Reserve power of a system : Công suất dự phòng của một hệ thống điện
Resonant overvoltage : Quá điện áp cộng hưởng
S-
Self-restoring insulation : Cách điện tự phục hồi
Service reliability : Độ tin cậy cung cấp điện
Service security : Độ an toàn cung cấp điện
Steady state of a power system : Chế độ xác lập của hệ thống điện
Steady state stability of a power system : Ổn định tĩnh của hệ thống điện
Supervisory control and data acquisition system : Hệ thống SCADA
Switching overvoltage: Quá điện áp thao tác
Synchronous operation of a system : Vận hành đồng bộ hệ thống điện
System demand control : Quản lý nhu cầu hệ thống
System diagram : Sơ đồ hệ thống điện
System operational diagram : Sơ đồ vận hành hệ thống điện
T-
Temporary overvoltage : Quá điện áp tạm thời
Transient overvoltage : Quá điện áp quá độ
Transient stability of a power system : Ổn định quá độ (ổn định động) của hệ thống điện
Transient state of a power system : Chế độ quá độ của hệ thống điện
Transmission of electricity : Truyền tải điện
Có thể bạn quan tâm: Các cửa hàng linh kiện điện tử tại Đà Nẵng
U-
Unbalanced state of a polyphase network : Trạng thái không cân bằng của một lưới điện nhiều pha
V-
Voltage deviation : Độ lệch điện áp
Voltage fluctuation : Dao động điện áp
Voltage level : Cấp điện áp
Voltage recovery : Phục hồi điện áp
Voltage surge : Dâng điện áp
Voltage unbalance : Sự không cân bằng điện áp
Kết luận
Trên đây là những thuật ngữ ngành điện mà theo linh kiện điện tử Vietnic thì ai cũng nên biết. Là một sinh viên chuyên ngành điện - điện tử hay một kỹ sư điện thì bạn càng cần phải biết những thuật ngữ này để khi gặp những thuật ngữ này bạn cũng có thể đọc được, hiểu được và sử dụng được. Lưu lại ngay và lấy ra dùng nhé bạn. Chúc bạn học tốt, làm tốt!
Xem thêm các bài viết hữu ích:
1. Hướng dẫn cách làm biển quảng cáo led
2. Cách bảo quản linh kiện điện tử
3. Tầm quan trọng của linh kiện điện tử trong ngành công nghiệp
4. Cùng linh kiện điện tử Vietnic tìm hiểu vai trò của sửa chữa điện tử công nghiệp
5. Những lỗi thường gặp với biển led quảng cáo và cách khắc phục lỗi - Led Vietnic