CẢM BIẾN SỢI QUANG LÀ GÌ? 4 CÁCH SỬ DỤNG CẢM BIẾN SỢ QUAN THÔNG DỤNG
Cảm biến sợi quang là một linh kiện điện tử luôn là giải pháp tốt nhất được các kỹ sư lựa chọn sử dụng để giải quyết yêu cầu phát hiện vật thể trong tự động hóa máy móc.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người khó khăn trong việc định nghĩa chính xác cảm biến sợi quang là gì? Bởi đây là một công nghệ khá khó định nghĩa trong ngành công nghiệp tự động hóa. Trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn biết được nguồn gốc, nguyên tắc hoạt động, đặc điểm của cảm biến sợi quang và cuối cùng là nơi cung cấp loại cảm biến này.
Cảm biến sợi quang- cửa hàng linh kiện điện tử
Cảm biến sợi quang là gì? Cấu tạo khái quát cảm biến sợi quang
Cảm biến sợi quang là loại cảm biến được cấu tạo gồm 1 bộ khuếch đại và 1 sợi quang. Sợi quang này được tùy chọn khác nhau tùy theo từng ứng dụng sử dụng. Có 2 loại sợi quang đó là loại thu phát và loại khuếch tán.
Cảm biến sợi quang sử dụng nguyên tắc phản xạ trong toàn phần để dẫn hướng nguồn sáng dọc theo sợi quang giúp phát hiện vật thể. Ánh sáng đi bên trong sợi quang giống như một dòng nước di chuyển từ đầu này đến đầu kia phản xạ với thành bên trong giúp phát hiện vật và việc di chuyển này mất rất ít độ sáng nên khả năng chính xác là rất cao.
Cảm biến sợi quang có khác với cảm biến quang Omron không?
Có thể bạn đã biết cảm biến quang Omron đang được rất nhiều người sử dụng, có thể nói là nhiều nhất bởi nó có giá thành rẻ cũng như tính ứng dụng cao. Dù vậy, loại cảm biến quang tuy có kích thước nhỏ nhưng vẫn khó có thể ứng dụng được vào một số trường hợp khi không gian vật lý để gắn cảm biến không đủ khoảng cách hay môi trường cơ khí khắc nghiệt, hóa học hoặc nhiệt độ khiến ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động và độ tin cậy của cảm biến.
Vì vậy mà cảm biến sợi quang ra đời để đáp ứng những trường hợp khó lắp đặt khi mà cảm biến sợi quang có thể dễ dàng dẫn hướng và chuyển trực tiếp nguồn sáng từ xa về đến gần vật thể cần được phát hiện. Có thể nói, việc lắp đặt cảm biến sợi quang rất đơn giản khi mà đầu sợi quang nhỏ hơn rất nhiều so với các loại cảm biến quang thông thường khác.
Cấu tạo cảm biến sợi quang - cửa hàng linh kiện điện tử
Cảm biến quang sợi phù hợp sử dụng để:
-
Phát hiện màu
-
Phát hiện các vật thể ở tốc độ rất cao
-
Phát hiện các chi tiết của vật thể rất nhỏ hoặc rất mỏng
-
Phát hiện các vật thể trong suốt, mờ hoặc đục
Cảm biến quang sợi được thiết kế hoạt động theo 3 chế độ:
-
Thu phát độc lập
-
Phản xạ khuếch tán
-
Phản xạ gương
Cảm biến quang linh kiện điện tử hay dùng
4 cách sử dụng cảm biến sợi quang thông dụng
-
Phát hiện các vật thể trong suốt hoặc mờ. (Thu phát độc lập hoặc Phản xạ gương)
-
Phát hiện khoảng cách xa theo đường dẫn chính xác. (Thu phát độc lập)
-
Có thể phát hiện vật thể với kích thước khác nhau. (Đầu Sợi quang Thu phát độc lập theo Vùng)
-
Phát hiện các đặc điểm của vật thể rất nhỏ. (Thu phát độc lập hoặc Phản xạ bằng Đầu Sợi quang Đồng trục + Ống kính Tiêu cự)
Khi nào nên sử dụng cảm biến sợi quang thay cho cảm biến quang
-
Khi vật thể cần phát hiện nằm trong không gian chật hẹp
-
Khi cảm biến thông thường dễ bị hỏng hóc do va chạm
-
Khi cần phát hiện các chi tiết của vật thể rất nhỏ
-
Khi vật thể di chuyển nhanh
-
Khi môi trường không thân thiện – nhiễu EMI, Nhiệt độ cao, bụi bẩn, hóa chất, v.v.
Cảm biến sợi quang thường được sử dụng ở đâu?
Với những tính năng như vậy thì cảm biến quang sợi được ứng dụng rất nhiều vào trong tự động hóa ngành công nghiệp như:
-
Những ngành có vật thể cần phát hiện nằm trong không gian giới hạn
-
Những ngành lắp đặt thiết bị xử lý trong nhà
-
Ngành Y Dược
-
Ngành Lắp ráp Ô tô
Cảm biến quang sợi- linh kiện điện tử
Nơi cung cấp cảm biến sợi quang uy tín
Linh kiện điện tử, Led quảng cáo VietNic hiện đang là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị điện công nghiệp trên toàn quốc với giá cực cạnh tranh. Các loại cảm biến tiệm cận, cảm biến quang, cảm biến nhiệt độ, cảm biến sợi quang được công ty phân phối với giá thấp nhất trên thị trường cùng chất lượng đảm bảo.
Nếu bạn cần VietNic tư vấn hay có thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giải đáp nhé
Hẹn các bạn ở bài viết khác!
Xem thêm bài viết hữu ích khác: