Cách mắc Transistor đơn giản nhất

Đăng bởi Điện Tử VIETNIC vào lúc 07/08/2018

CÁCH MẮC TRANSISTOR

       Linh kiện điện tử  đóng vai trò rất quan trọng. Do đó ngày nay thiết bị điện tử được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống. Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng điện tử trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... tăng lên không ngừng.... Để cho việc dễ dàng ứng dụng hơn trong thực tế bài viết dưới đay VIETNIC sẽ bật mí cho bạn cách mắc Transisor đơn giản nhất cùng xem nào.

cách mắc transisor

Cách mắc Transisor- linh kiện điện tử

NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA TRANSISOR

1. Khái niệm 

Transistor hay tranzito là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử.

Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối  tiếp giáp P-N, nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận, nếu ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược; về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau (không có nghĩa ta dùng 2 diode sẽ ghép thành 1 transistor)

cấu tạo của transisor linh kiện điện tử

Cấu tạo của transisor linh kiện điện tử

  • Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực, lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B ( Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp.
  • Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát (Emitter ) viết tắt là E,  và cực thu hay cực góp (Collector ) viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay P ) nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho nhau được.

2. Nguyên lý hoạt động của Transisor

Hoạt động của Transistor NPN

hoạt động của transistor

Hoạt động của Transisor 

  • Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E trong đó (+) nguồn vào cực C và (-) nguồn vào cực E.
  • Cấp nguồn một chiều UBEđi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E , trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E.
  • Khi công tắc mở , ta thấy rằng, mặc dù hai cực C và E đã được cấp điện nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua mối C E ( lúc này dòng  IC= 0 )
  • Khi công tắc đóng, mối P-N được phân cực thuận do đó có một dòng điện chạy từ (+) nguồn UBEqua công tắc => qua R hạn dòng => qua mối BE về cực (-) tạo thành dòng IB
  • Ngay khi dòng IBxuất hiện => lập tức cũng có dòng IC chạy qua mối CE làm bóng đèn phát sáng, và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB

Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB và phụ thuộc theo một công thức .

IC = β.IB

Trong đó IC là dòng chạy qua mối CE

  • IB là dòng chạy qua mối BE
  • β là hệ số khuyếch đại của Transistor

linh kiện điện tử transisor

Transistor linh kiện điện tử

Xét hoạt động của Transistor PNP .

Sự hoạt động của Transistor PNP hoàn toàn tương tự Transistor NPN nhưng cực tính của các nguồn điện UCE và UBE ngược lại . Dòng IC đi từ E sang C còn dòng IB đi từ E sang B. Phần dưới bạn sẽ nắm rõ cách mắc transistor dễ hiểu nhất

ỨNG DỤNG CỦA TRANSISTOR TRONG THỰC TẾ

1. Các loại Trasistor thông dụng

C1815

C1815 trasistor

2SC1815 C1815 - 50V 0.15A - linh kiện điện tử Vietnic

A1013

Transistor A1013

2SA1013 A1013 - 160V 1A - sản phẩm của cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic

Một số transistor lưỡng cực tích hợp IC như:

Viper 12A

Viper 12A

VIPER12A VIPER 12A - cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic

 

Ưu điểm

+ Hệ số khuếch đại cao hơn nhiều so với FET

+ Tần số làm việc cao

Nhược điểm

+ Tiếng ồn trong BJT nhiều hơn so với FET

+ Tốc độ đóng cắt chậm hơn FET

Transistor mối đơn cực - UJT

UJT transistor

UJT Transistor

Transistor UJT là phần tử bán dẫn ba cực nhưng chỉ có một tiếp giáp, hoạt động như một khóa có điều khiển.

Nó được sử dụng rộng rãi trong các mạch kích hoạt cho chỉnh lưu silic kiểm soát. Nó được sử dụng trong một loạt các ứng dụng như máy tạo dao động, máy phát xung, máy phát điện răng cưa, mạch kích hoạt, điều khiển pha, mạch thời gian, và ổn áp hay ổn dòng.

2. Cách mắc Transistor cơ bản

Transistor mắc theo kiểu E chung (mạch khuyếch đại điện áp)

 Transistor mắc theo kiểu E chung

Transistor mắc theo kiểu E chung

Rg : là điện trở ghánh , Rđt : Là điện trở định thiên, Rpa : Là điện trở phân áp .
Đặc điểm của mạch khuyếch đại E chung.
Mạch khuyếch đại E chung thường được định thiên sao cho điện áp UCE khoảng 60% ÷ 70 %  Vcc. 
Biên độ tín hiệu ra thu được lớn hơn biên độ tín hiệu vào nhiều lần, như vậy mạch khuyếch đại về điện áp. 

Transistor mắc theo kiều C chung (mạch khuyếch đại dòng điện)

Transistor mắc theo kiều C chung

Transistor mắc theo kiều C chung

Transistor mắc kiểu B chung

Transistor mắc theo kiều B chung

Transistor mắc theo kiều B chung

 

Vậy là cửa hàng linh kiện điện tử Vietnic vừa giới thiệu đến các bạn khái niệm và cách mắc transistor. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn mới tìm hiểu về linh kiện điện tử sẽ biết thêm về một loại linh kiện thường dùng, các bạn đã biết thì hiểu rõ hơn về linh kiện này!

Bài viết bạn quan tâm

Transistor là gì? Có bao nhiêu loại Transistor?

 Tìm hiểu về Transistor trường FETs

Giới thiệu về Arduino và ứng dụng arduino

 

Tags : cửa hàng linh kiện điện tử, cung cấp linh kiện điện tử tại Đà Nẵng, Linh kiện điện tử, linh kiện điện tử tại đà nẵng, Sửa chữa điện tử công nghiệp tại Đà Nẵng
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng - Giá trị đơn hàng tối thiểu 100,000 vnđ. Quý khách vui lòng chọn mua thêm sản phẩm. Xin cảm ơn!( Sản phẩm)